Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

KHÔNG KHINH MỚI LẠ


Theo Beo's blog

Là mình nói về mấy chí  vừa kí cọt thư khẩn gửi chủ tịch nước xin giải cứu cho  “bé” Phương Uyên.
Dân gian có câu xúi trẻ con ăn cứt gà sáp. Già  xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho,  nhét cứt gà sáp vào mồm. Vụ này, còn đầy nguyên  mồm luôn.
Tuần chay nào cũng có nước mắt.
Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.
Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những  chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô ngọng chả ra ngọng.
Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.
Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ đòn xoay chế độ như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Vụ án "cô bé" Phương Uyên và bức thư của 144 "nhân sĩ, trí thức"


          Loa Phường Loa Phường
            Mấy ngày nay cư dân mạng ồn ã về việc trên các trang Basam, danlambao, xuandienhannom…đưa tin 144 nhân sĩ, trí thức …gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhằm phản đối việc cơ quan công an bắt Phương Uyên, sinh viên trường ĐH Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thông tin chỉ ở trên mạng, nên Loa Phường tôi cũng không dám khẳng định tính xác thực của những cái tên và nội dung bức thư. Nhưng đại loại nội dung yêu cầu “cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật”, và rằng: Phương Uyên bị bắt là do “ghét” và “chống” Trung Quốc. Thậm chí những người này còn yêu cầu Chủ tịch nước: “chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên”. Trên mạng các trang tin của đám rận Vinh Sàm, Diện Gay, Quanlambao, danlambao và cả nhiều trang tin nước ngoài như BBC, VOA đăng tải hàng loạt những bài viết bênh vực Phương Uyên với những lời lẽ mà người nghe đều cảm thấy rằng Phương Uyên chỉ là một cô bé hiền lành, nhỏ dại, ngây thơ, đáng yêu… chỉ vì làm thơ và truyền đơn bài hàng hoá củaTrung Quốc mà bị cơ quan Công an Việt Nam đẩy vào vòng lao lý.
          Vậy sự thật câu chuyện về “bé con Phương Uyên nhỏ dại, tội nghiệp này như thế nào. Có đúng chỉ vì làm thơ chống Trung Quốc mà Uyên bị công an bắt. Cuộc họp báo 3/11/2012 của các cơ quan chức năng về việc cơ quan công an bắt Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là câu trả lời rõ ràng nhất cho tất cả những ai quan tâm.
          Trong quá trình lên mạng internet để học tiếng Thái, Phương Uyên đã gặp Nguyễn Thiện Thành - thành viên tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”  hoạt động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam (hiện tại Thành đã trốn sang Thái Lan). Được Thành hướng dẫn, đào tạo và cung cấp về tài chính, Phương Uyên đã viết bài đăng tải trên một số trang tin phản động có nội dung xuyên tạc tình hình trong nước, vu cáo chính quyền không có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kích động người dân xuống đường biểu tình chống chế độ.
          Dưới sự chỉ đạo của Thành, Uyên đã mang hình vẽ hình cờ vàng ba sọc đỏ; dùng máu pha loãng viết tay trên tờ vài trắng dòng chữ nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam đi dán ở một số điểm trên đường Quốc lộ 28 tại tỉnh Bình Thuận – quê nhà của mình. Uyên đã dùng điện thoại di động chụp ảnh lại, sau đó gửi cho Thành để quảng bá cho hoạt động của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” trên trang web phản động.  
          Được Thành giao nhiệm vụ Phương Uyên đã cùng với Đinh Nguyên Kha (SN 1988, hộ khẩu thường trú tại 584, Quốc lộ 62, P.7, TP.Tân An, tỉnh Long An) là thợ sửa chữa máy vi tính viết và in truyền đơn. Các truyền đơn này mang nội dung xuyên tạc, bịa đặt đường lối lãnh đạo của Đảng về các chính sách như: Tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước, quan điểm lệch lạc về Hoàng Sa và Trường Sa cũng như biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc; quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam không lo cho dân và kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam..
          Để hoạt động rải truyền đơn có độ tán phát cao mà không bị bắt quả tang lúc đang rải truyền đơn, dựa vào chút hiểu biết về công nghệ thông tin của mình, Đinh Nguyên Kha đã thiết kế hộp đựng truyền đơn có thể mở tự động theo chế độ hẹn giờ và đem hộp đựng truyền đơn lên một điểm cao để lúc hộp mở truyền đơn theo gió sẽ bay xuống đường mà các đối tượng rải truyền đơn có thể chuồn êm từ lâu. Không ngây thơ và non dại như các nhà “Rân chủ” miêu tả, Phương Uyên còn bày trò dán tiền mệnh giá 5, 10, 20 ngàn vào cùng với những tờ truyền đơn để khi rải sẽ gây chú ý cho những người đi đường.
          Đúng theo kế hoạch đã được bàn tính vào hồi 3h45 ngày 10/10/2012, Uyên và Kha đóng giả làm đôi tình nhân, từ Long An chở một thùng cac tông chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động và cờ ba sọc từ Long An đến Cầu vượt An Sương, (Q.12, TP.HCM) cài điện thoại hẹn giờ để đến 7h15 truyền đơn đã được rải xuống đường dưới cầu An Sương. Sau đó Uyên báo cáo lại đầy đủ sự việc trên cho Thiện Thành qua địa chỉ liên lạc email.
          Có thể nói “bé con” Phương Uyên của các nhà Rân chủ có đầy đủ các mánh lới và hoạt động khá là bài bản. Có điều “lưới trời tuy thưa nhưng khó thoát”, những việc làm đen tối của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” cùng các thành viên như Uyên, Kha… đều  không qua được con mắt tinh tường của quần chúng nhân dân và cơ quan công an.Toàn bộ bằng chứng về những việc làm vi phạm pháp luật của nhóm phản động trên đã được cơ quan an ninh thu giữ khi khám nhà đối tượng Đinh Nguyên Kha. Không chỉ làm và rải truyền đơn, Kha đã nghiên cứu, mua hóa chất pha chế thành công thuốc nổ. Hình ảnh và các đoạn phim ghi lại diễn biến quá trình chế tạo hộp chứa truyền đơn có chế độ hẹn giờ, in ấn, cắt dán truyền đơn, diễn biến tại hiện trường ngày 10/10/2012 và việc pha chế, tạo vật gây nổ Kha đã chuyển cho Nguyễn Thiện Thành.


                                        Đinh Nguyên Kha        Nguyễn Thị Phương Uyên

          Sự việc là vậy, song nhìn lại việc làm của những nhân sĩ, trí thức …trong việc viết thư gửi cho Chủ tịch nước tôi lại cảm thấy  buồn. Trong danh sách những người tự xưng danh là nhân sĩ, trí thức có nhiều loại đối tượng như Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Lân Thắng… những kẻ bên ngoài vỗ ngực là người yêu nước nhưng thực chất đã nhận tiền của các tổ chức phản động để tiến hành những hoạt động chống phá Nhà nước mà trong thời gian không xa các cơ quan điều tra sẽ đem chúng ra ánh sáng, trong đó có cả những nhà văn, nhà thơ…những người luôn có những sáng tác ngược chiều như “ Nguyễn Viện, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Thanh Giang…” những người mà cộng đồng rất dễ nhận ra họ bởi những sáng tác lệch đề là sở trường và đi bên lề trái là cách để họ được nổi danh, việc những người này ký tên vào bức thư cũng là điều dễ hiểu,việc bà Nhung mẹ của Phương Uyên trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài "tố"công an "bắt cóc" Uyên cũng là điều dư luận có thể cảm thông bởi lẽ thường do thương con và không biết rõ những việc làm của Uyên, lại bị số đối tượng xấu kích động, bà Nhung dễ dàng có những lời nói không đúng sự thực, nhưng điều đáng bàn trong danh sách có cả tên của giáo sư Ngô Bảo Châu và một số cán bộ lão thành…  những người đã được xã hội coi trọng là nhân sĩ, trí thức. Được xã hội coi trọng, vậy mà họ thiếu cân nhắc, suy xét rồi ký bừa, ký ẩu…để số đối tượng xấu lợi dụng danh tiếng của mình vào những việc làm sai trái. Việc làm của họ chỉ có lợi cho những kẻ mong muốn đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đất nước.
          Với tôi,  Phương Uyên đã 20 tuổi và đã là sinh viên năm thứ 3 của một trường Đại học. Ở Việt Nam công dân từ 18 tuổi trở lên được quyền đi bỏ phiếu, 18 tuổi đủ tuổi kết hôn và quan trọng hơn đó là tuổi công dân phải tự chịu trách nhiệm hình sự do mình gây ra. Và khi sự thật được sáng tỏ, những người đã ký bức thư gửi Chủ tịch nước nhân danh các nhân sĩ, trí thức trên có thể thấy rằng: Phương Uyên không phải cô bé ngây thơ, tội nghiệp …bị bắt oan mà đó là tên tội phạm, thành viên của một tổ chức khủng bố nguy hiểm. Chẳng lẽ phải đợi đến lúc có ai đó thương vong vì những vụ nổ do Uyên và tổ chức của thị gây ra thì những nhà nhân sĩ, trí thức kia mới thấy Phương Uyên đã trưởng thành.


Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Tâm sự với mẹ của luật sư Lê Quốc Quân


       Loa PhườngLoa Phường

        Lên trang blog của luật sư Lê Quốc Quân đọc được mấy dòng của Lê Đình Quyết (em trai Quân) viết về việc cậu em trai út là lê Đình Quản bị cơ quan công an bắt về tội trốn thuế sáng 30/10/2012. Trong đó có đoạn : “Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. "Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này ? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa". 
Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần"
          Đọc đến đây tôi hiểu tại sao gia đình nhà Lê Quốc Quân lại có cái ngày rơi vào cảnh tan đàn xẻ nghé như thế này. Người ta có câu “con hư tại mẹ”,để chỉ những người mẹ thương con nhưng chỉ biết nuông chiều không biết cách dạy bảo đúng cách, khiến con hư, đi vào con đường lầm lỗi. Thật chẳng hài lòng khi hàng xóm tóm lấy con mình mà mách đủ tội, xong không thể vì bênh con và tức giận mà cãi nhau với hàng xóm hay kích động đứa trẻ  theo kiểu “ Mày cứ làm như thế cho tao, xem chúng nó làm được gì”, bởi sau này khi lớn lên hậu quả của việc bênh con kiểu ấy sẽ chỉ càng làm cho đứa trẻ đi vào con đường phạm tội mà thôi.
          Giá như ngay từ đầu bà nghiêm khắc hơn với con thì một người có ăn học như Quân chắc đã không thể bị bọn phản động và các thế lực bên ngoài lôi kéo vào con đường bán rẻ lương tâm hại dân, hại nước và cậu con út Lê Đình Quản của bà chắc đã không dám trốn thuế để rồi rơi vào vòng lao lý, cháu nội của bà chắc sẽ không phải xa cha.
          Có người mẹ nào lại không thương con, mong muốn con mình thành đạt, hạnh phúc và có hiếu với cha mẹ. Để có được điều đó, đòi hỏi người mẹ ngoài tình yêu thương con còn phải có sự tỉnh táo để phân biệt đúng, sai. Biết nâng con khi con ngã, biết răn con khi con hư, động viên khuyến khích khi con làm những việc tốt. Làm mẹ đã bao giờ bà hỏi các con một cách tường tận về công việc mà chúng đang làm? Bà có biết những mong ước bệnh hoạn của cậu con cả Lê Quốc Quân khi “muốn làm con ruồi trâu để đốt vào mông đít xã hội” và để biến cái mong muốn kỳ dị ấy của mình thành hiện thực, Lê Quốc Quân đã móc nối với những tổ chức phản động ở bên ngoài tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền chống lại chính quê hương mình. Đã bao giờ bà tự vấn khi cậu con út Lê Đình Quản hay cậu con thứ Lê Quốc Quyết mang về cho bà tiền, hay một món quà nào đó rằng những đồng tiền mà chúng kiếm được kia có phải là những đồng tiền chính đáng hay là những đồng tiền kiếm được từ việc buôn gian, bán lận, trốn thuế …hay chưa? Và liệu bà có phải là nguyên nhân, động cơ  đẩy con mình ngày càng dấn sâu vào con đường phạm tội bằng cách vào hùa với những việc làm sai trái của chúng?
          Cái gì đến rồi cũng sẽ phải đến, một ngày không xa chắc sẽ có một phiên toà xét xử hành vi phạm tội của cậu út Quản, cũng hy vọng rằng Quyết và Quân không liên quan đến việc phạm tội của em, nhưng làm mẹ của ba cậu quý tử này bà thừa biết hai đứa con còn lại của mình có vô tội hay không? Và chắc gì cậu cả Quân đã có cơ hội bào chữa cho út Quản, bởi nếu bị chứng minh có liên quan, thì có khi cả 3 người con của bà sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.
          Làm mẹ, con cái là gia tài lớn nhất mà Thượng đế ban tặng. “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Nếu ngày mai đây khi cả ba đứa con của bà vào nhà lao, những đứa con dâu, cháu nội của bà sẽ nghĩ gì về bà và liệu tuổi già của bà liệu có được bình an.
          Mọi sự hối hận bây giờ đều là quá muộn. Song thiết nghĩ, việc mà bà có thể giúp con một cách hữu hiệu nhất bây giờ là động viên chúng khai ra sự thật để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. 

Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ"


Nhân Dân
Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo. Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh "dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc  tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.
Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!
Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền" cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau", người nào rồi cũng có. Người nhận giải là  các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy "nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.
Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: "Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".
Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong  chống tiêu cực,  tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.      
TRẦN MAI (Hoa Kỳ)

VỀ BÀI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG


LâmTrực@

Tình cờ đọc được bài phỏng vấn Luật sư Lê Hiếu Đằng với tựa đề: "Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng" của Trọng Thành, phóng viên RFA, trên trang Ba Sàm. Là một công dân Việt Nam tôi có mấy điều suy nghĩ xin trao đổi cùng các bạn.

#1. Phản kháng.

Tôi không hề có ý định "chẻ chữ" với ai, mà chỉ có ý diễn đạt cách hiểu của mình như một hiện tượng phản biện xã hội. 

Phản kháng không có gì là xa lạ. Phản kháng chính là một cách phản ứng của người dân với những tác động của xã hội theo chiều hướng ngược lại. Rất đơn giản, tôi không đồng ý, không đồng thuận với ai, thì đó là phản kháng. Mức độ nặng hơn nữa của phản kháng là chống lại.

Hiểu theo nghĩa này, phản kháng dù xuất hiện ở đâu cũng là chuyện bình thường. Theo tôi, thì ngay tại nước Mỹ, nơi được coi là xứ sở của tự do vẫn xuất hiện sự phản kháng. Trước hết, đó là sự không đồng tình của người dân, sau nữa là sự chống đối của họ với các chính sách hay chủ trương của Nhà nước. Phản kháng luôn diễn ra như một quy luật của sự phát triển dù nhà nước có trấn áp hay không trấn áp. Vì thế, ông Đằng nói câu đó tôi cho là đúng quy luật và nhắc lại quy luật. 

Vấn đề là ở chỗ ông Đằng nói câu đó để làm gì? Nếu để kích động, và chống lại xã hội ông đang sống, chống lại đất nước, dân tộc đã sinh ra ông thì đó là điều đáng nói. Tôi không bình luận về câu nói của ông trong bối cảnh này.

#2. Mất dân chủ?

Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Đằng cho là: "Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.

Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là «thất chính trị». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay". Tôi có ý kiến thế này:

Một là: sẽ chẳng cần đến lực lượng công an can thiệp nếu như không có những kẻ chuyên rắp tâm lợi dụng để quấy nhiễu, gây sự để chờ những phản ứng tiêu cực của những người có trách nhiệm rồi tung lên mạng, lu loa nói xấu chế độ, và đòi hỏi này khác. Đã hơn một lần tôi chứng kiến những kẻ mà ta quen gọi là quá khích gân sự với nhân viên công quyền. Tất nhiên, sự quá khích đó là có sự chuẩn bị từ trước và có tổ chức. Đứng đằng sau những kẻ này, luôn có nhưng kẻ khác xúi bẩy, sẵn sàng chụp ảnh, ghi âm, quay video để tô vẽ cho cái mà chúng dự định tung lên mạng.

Hai là: Ông bảo phiên tòa úp mở? Ông đã nhầm, hay cố tình không biết? Đây là phiên tòa công khai, người nhà và báo chí được phép tham dự và đưa tin vì thế tin tức vụ này đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng lẽ ông không đọc báo, nghe đài hay xem ti vi? 
Tất nhiên, những kẻ gây rối hay có nguy cơ gây rối thì dứt khoát không được vào. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người khác và làm mất không khí trang nghiêm của phiên tòa. Quốc gia nào cũng thế thôi ông ạ.

Thứ ba: Ông Đằng nói rằng phiên tòa làm mất lòng tin của người dân. Câu này, tôi không thể đồng ý với ông. Ông định  nói đến dân nào? Nếu ông ám chỉ dân là mấy tay vọng ngoại, cõng rắn cắn gà nhà thì có thể đúng với ông vì với họ, âm mưu lợi dụng phiên tòa để chống phá không thực hiện được. Nhưng với tôi, với tư cách là người dân Việt Nam, tôi mừng vì đã bỏ tù được bọn cơ hội, lợi dụng dân chủ để chống lại dân tộc. Vì thế, với tôi đó là dân chủ và phù hợp hoàn toàn với luật pháp Việt Nam và điều này tạo cho tôi niềm tin vào chế độ vào dân tộc.

#3. Đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ?

Ông Đằng phát biểu: "Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long".

Tôi đồng ý với ông, đâu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội là điều nên làm, đó cũng là điều được Nhà nước Việt Nam khuyến khích. Bản thân tôi cũng đang làm điều này mà không hề bị sự cấm cản nào cả. Sự khác nhau chính là phương pháp đấu tranh mà thôi. Tuân thủ pháp luật khi đấu tranh thì sẽ không có bắt bớ, trấn áp nào cả.

Ông cũng thừa biết rằng, nhà nước nào cũng vậy, rất cần đến bộ máy cảnh sát hay an ninh để duy trì trật tự xã hội và chống lại nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia và có mục tiêu tối thượng là bảo về người dân, bảo đảm chủ quyền và lợi ích của dân tộc. Thử hỏi một xã hội thiếu vắng đi lực lượng này thì xã hội đó sẽ ra sao? Chắc chắn rằng xã hội sẽ loạn. Điểm này, ông sẽ không phản ứng với tôi đâu vì ông là luật sư và hiểu rõ điều đó hơn tôi.

Tôi đồng tình với ông rằng người dân có quyền đấu tranh vì dân chủ nhân quyền như Hiến pháp đã quy định. Nhưng không có Hiến pháp của bất kể quốc gia nào cho phép người dân đấu tranh bằng bạo lực hoặc sử dụng cách thức vô văn hóa để thực hiện quyền đó của mình. 

Ông thừa biết thời gian qua, những người mà theo ông là đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền là ai, và người dân Việt Nam chân chính cũng không lạ. Họ kéo đến trụ sở cơ quan công quyền, tụ tập ở những nơi công cộng la hét, chửi bới, xúc phạm những nhân viên công lực. Thậm chí, có kẻ còn cố ý gây gổ để tạo cớ gây bạo loạn, có kẻ còn tự rạch mặt ăn vạ kiểu Chí Phèo bất chấp lời khuyên và sự nhẫn nại của những người có trách nhiệm; số khác khỏa thân hoặc mặc áo cờ Tổ quốc (Đó là sự xúc phạm đến Quốc kỳ) để bêu xấu chính quyền. Vậy đó là cách thức đấu tranh vì dân chủ ư? Tôi không tin đó là dân chủ. Vì hành động đó, làm ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người dân khác trong đó có tôi.

Tối đã chứng kiến vài cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của chúng ta. Tôi cực kỳ phẫn nộ trước lối hành xử côn đồ của phía Trung Quốc. Tôi ủng hộ những người xuống đường vì mục đích phản đối Trung quốc xâm lược, nhưng tôi phản đối những người lợi dụng biểu tình chống Trung quốc để bêu xấu nhà nước, chống đối chính quyền hoặc đánh bóng tên tuổi bản thân một cách vô sỉ. Nhìn lại những cuộc biểu tình trên, có vài ba cuộc ban đầu còn giữ được mục đích cao đẹp của nó. Những cuộc biểu tình sau, không nói thì ông cũng biết đó là những kẻ phá hoại đất nước chứ không phải yêu nước chân chính. 

Ông cũng thừa biết rằng, để bảo vệ đất nước, chúng ta cần đến sức mạnh của cả dân tộc, trong đó có sức mạnh quốc phòng, sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của ngoại giao. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sử dụng ngoại giao như một con đường giải quyết các xung đột lãnh thổ đang là xu thế của thời đại. Tôi không phủ nhận, biểu tình cũng là biểu dương sức mạnh và thái độ của chúng ta đối với việc giải quyết xung đột, nó gửi tới bạn bè quốc tế và ngay cả Trung Quốc rằng, chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng, cái gì cũng có chừng mực của nó, lạm dụng hoặc đi quá xa sẽ phản tác dụng. Chúng ta không thể cứ kêu gào, hò hét, giương biểu ngữ là bảo vệ được lãnh thổ. Chính tôi sẽ xuống đường biểu tình khi cần thiết nếu nó góp phần cộng hưởng sức mạnh cho dân tộc.

Ông cũng biết rõ có một số kẻ kêu gào rằng, nhà nước hèn hạ khi không có phản ứng gì trước hành động hung ác của quân xâm lược. Tôi nghĩ ông đã quá lời và tôi không nghĩ như ông. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cua dân tộc, nhưng không nhất thiết phải báo cáo với mọi công dân, trong đó có ông rằng họ làm như thế nào, họ tiến hành ra sao. Vì thế, những kết luận vội vàng của các ông cần xem lại.

#4. Bản án nặng hay nhẹ?

Ông Lê Hiếu Đằng, trả lời rằng bản án dành cho những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong thời gian gần đây là quá nặng. Xin lưu ý ông là môt luật sư. Tội nặng hay nhẹ ông không thể phán xét, càng không thể cảm nhận, chỉ có tòa án mới có quyền đó. Chúng tôi thấy rằng, những con sâu mọt đó, xứng đáng với bản án mà pháp luật hiện hành dành cho họ. Tất nhiên bản án đó là thái độ của cả một dân tộc đối với những kẻ phản bội lại lợi ích của chính dân tộc mình.

Ông Đằng cũng nói rằng: "Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy". 

Tôi và nhiều người khác cho là ông đã quá hợm mình và xúc phạm đến người dân Việt Nam khi nghĩ và tuyên bố rằng, chỉ có những người khiếu kiện, những người đi biểu tình, những người viết Blog, những kẻ lợi dụng văn học nghệ thuật chửi bới chế độ mới là yêu nước.

Chúng tôi không so sánh lòng yêu nước của chúng tôi với ông, nhưng chúng tôi có quyền thể hiện lòng yêu nước theo cách của mình. Theo tôi, trước hết mọi hành động của chúng ta cần phải tôn trọng luật pháp và quy tắc ứng xử xã hội, sau nữa là hành động cho đúng bổn phận của một công dân. Điều này chắc chắn ông sẽ phải đồng tình với tôi vì ông là một luật sư.

#5. Trấn áp kiểu phát xít?

Một điều cuối cùng xin nói với ông Lê Hiếu Đằng, ông nói rằng, nhà nước trấn áp người dân kiểu phát xít. Đến đây tôi thấy thất vọng về ông ghê gớm. 

Xin hỏi ông, những kẻ chống đối điên cuồng, cực đoan và thiếu văn hóa liệu có cần đến xích sắt hay không? Tối không trả lời hộ ông, nhưng ông hãy xem phim ảnh nước ngoài, xem thời sự quốc tế xem cảnh sát của họ ứng xử như thế nào đối với những kẻ quá khích nhé. Nếu không có vòi rồng, dùi cui, võ thuật, súng to súng nhỏ.v.v..tôi không làm người. 

Cuối cùng, xin chúc ông khỏe và bình tâm.

Theo blog trelangblogspotcom.blogspot.com

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Phạt tù hai đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước


30/10/2012 | 18:37:00

Trần Vũ An Bình (trái) và Võ Minh Trí. (Nguồn: Internet)

Ngày 30/10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1974, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sáu năm tù và Võ Minh Trí (bí danh Việt Khang), sinh năm 1978, tại Tiền Giang với bốn năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, hai bị cáo này còn bị phạt hai năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù. 

Theo Hội đồng xét xử, hoạt động của các bị cáo là có tổ chức, phân công, có sự móc nối với các thế lực thù địch, nhận sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của các tổ chức phản động ngoài nước để lập nên nhóm “Tuổi trẻ yêu nước,” xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, chống phá Nhà nước, tranh thủ lôi kéo, cổ vũ những phần tử có tư tưởng chống đối. 

Theo cáo trạng, Vũ Trực (hiện ở Mỹ) thành lập nhóm người với nhân xưng “Tuổi trẻ yêu nước.” Trong số các thành viên tham gia nhóm có Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí, Nguyễn Thiện Thành và Trần Thành. Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, chờ thời cơ thay đổi chế độ. 

Trần Vũ Anh Bình đã đăng tải những bài hát do mình sáng tác hoặc biên tập, đọc ghi âm các bài viết của Trần Thành để đăng trên blog cá nhân. Những bài hát này có nội dung chống phá Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vận động chống đối, lật đổ chính quyền. 

Theo chỉ đạo của Vũ Trực, Trần Vũ Anh Bình và Nguyễn Thiện Thành đã nhiều lần làm các tờ rơi có nội dung chống Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ Đảng, làm cờ Ngụy quyền Sài Gòn cũ rồi treo, dán tại một số địa phương. Võ Minh Trí đã sáng tác và gửi một số bài có nội dung chống Nhà nước cho Vũ Trực để đăng trên trang web... 

Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đều thừa nhận hành vi phạm tội, thái độ thành khẩn khai báo và có đơn xin được Nhà nước khoan hồng. 

Ngoài ra, Võ Minh Trí còn có đơn tố cáo hành vi lôi kéo, vi phạm pháp luật của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” cũng như một số tổ chức khác. Đối với Nguyễn Thiện Thành, do đã bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. 

Riêng Trần Thành, do khi phạm tội còn ở tuổi chưa thành niên, bị kích động, lôi kéo, có thái độ khai báo thành khẩn nên Cơ quan An ninh điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự, mà thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú biết, theo dõi, quản lý. 

Một số đối tượng khác tham gia vụ việc, do mức độ phạm tội ít nghiêm trọng nên chỉ bị xử lý hành chính./.

Tin nóng!!! Lê Đình Quản – em trai LS.Lê Quốc Quân đã bị bắt




       Vào hồi 7h45 ngày 30/10/2012, cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã công bố lệnh bắt tạm giam Lê Đình Quản - sinh năm 1981; quê quán: Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An, thường trú: P409, nhà M11, Láng Trung, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội – Giám đốc Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (viết tắt là VietNam Credit) trụ sở tại phòng A1802, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội với tội danh Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật hình sự.

                                   

                                                 Lê Đình Quản - sinh năm 1981  

       Qua các chứng cứ thu thập, Cơ quan an ninh điều tra đã làm rõ trong các năm 2009, 2010 theo hồ sơ kê khai thuế, Công ty VietNam Credit đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua 2 hoạt động: lập hồ sơ chứng từ giả mạo, hợp thức chi phí thuê chuyên gia và kê khai không trung thực số tiền trong hợp đồng mua, bán quyền mua căn hộ số A2407, tầng 24, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty VietNam Credit đã trốn trong 2 năm 2009, 2010 là 1.028.625.000 đồng.
       Trước đó, ngày 3-10-2012, cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét (Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã có quyết định phê chuẩn) đối với 4 địa điểm tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
       Với tội danh trên Lê Đình Quản có thể bị phạt tới ba lần số tiền trốn thuế và đối mặt với 7 năm bóc lịch trong tù.
       Có lẽ đây là cơ hội tốt để luật sư Lê Quốc Quân thi thố tài năng, thể hiện trình độ luật sư của mình và cứu cậu em dại, có điều khác hẳn với những gì mà y và đồng bọn ba hoa về luân lý, đạo đức, tư tưởng cao đẹp tận mãi đẩu, mãi đâu, thực tế chứng minh anh em nhà Lê Quốc đều chỉ là những tên tội đồ mà thôi. Thật mỉa mai khi nhìn ảnh Lê Đình Quản mặc áo ghi dòng chữ "Tự do cho người yêu nước", có lẽ theo tư duy của Quản, yêu nước là phải trốn thuế nên cậu chàng mới nghĩ ra nhiều trò hòng che mắt các cơ quan thuế. Nực cười hơn nữa, đồng bọn của đám Lê Quốc như Vinh Sàm, Thuỵ thần kinh lu loa trên trang web của mình rằng: "năm vừa qua Cty này đóng góp vào ngân sách gần 1 tỷ tiền thuế. Công ty được chi cục thuế Đống Đa cấp giấy khen vì nộp thuế đúng và đủ trong nhiều năm".... 
Vải thưa không che được mắt thánh, cuối cùng bộ mặt thật của anh em nhà Lê Quốc cũng đã bị vạch trần.
       Chứng cứ rõ như ban ngày, đến nước này, không hiểu mấy cha Vinh Sàm, Diện Gay, Thuỵ thần kinh… còn gì để mà xuyên tạc nữa  đây.